In hoa văn bằng sáp ong ở Hoài Khao: Nét đẹp văn hoá đến từ sự đoàn kết cộng đồng
Với những ống tre, ống giang, việc in hoa văn bằng sáp ong trên vải không chỉ là một nét đẹp văn hoá truyền thống mà còn ẩn chứa câu chuyện về sự đoàn kết cộng đồng hết sức đặc sắc của người dân Dao Tiền tại xã Hoài Khao, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng.
Xóm Hoài Khao thuộc xã Quang Thành, cách trị trấn Nguyên Bình, huyện Nguyên Bình khoảng 20km và cách TP Cao Bằng khoảng 60km không chỉ thu hút du khách bởi khí hậu quanh năm mát mẻ, trong lành mà còn bởi những nét đẹp văn hoá của đồng bào dân tộc Dao Tiền vẫn còn được lưu giữ qua hàng trăm năm nay. Một trong số đó phải kể tới, đó là kỹ thuật in hoa văn bằng sáp ong khoái vô cùng độc đáo.
Du khách có thể bắt gặp kỹ thuật dùng sáp ong để vẽ hoa văn ở một số vùng khác nhưng câu chuyện về sự đoàn kết cộng đồng của người Dao Tiền tại xã Hoài Khao đằng sau đó đã khiến cho kỹ thuật in hoa văn bằng sáp ong nơi đây thêm phần đặc sắc và ấn tượng gấp bội phần.
Những đôi tay đậm chàm khéo léo
Nằm dưới chân núi Phja Oắc với độ cao trên 1.000 m, xóm Hoài Khao với 34 hộ dân vẫn giữ được phong tục truyền thống là sử dụng vải tự in những hoa văn để làm trang phục cho mình.
Những bé gái ở Hoài Khao, từ năm lên 12 tuổi, đã được dạy cách in hoa văn trên vải bằng sáp ong để tự chuẩn bị trang phục cho mình. Và cứ thế, đến khi trưởng thành, mỗi người phụ nữ thường có từ 10 đến 20 bộ váy để mặc trong các ngày lễ lớn của dân tộc mình.
Cũng bởi vậy mà những phụ nữ Dao Tiền ở Hoài Khao đều thành thạo kỹ thuật in hoa văn bằng sáp ong. Và đôi bàn tay của người thợ làm vải nhuộm sáp ong rất dễ nhận ra bởi chàm như ăn sâu vào da, lặn trong cả những đường chỉ tay
Các hoa văn tròn được tạo ra từ các khuôn làm từ ống tre, ống giang đường kính to nhỏ khác nhau (từ 1,5 - 2cm). Loại khuôn dùng in đoạn thẳng và góc cũng được vót bằng những cật nứa già, vót và chuốt thật nhẵn mịn, phơi khô. Tùy theo mẫu họa tiết định sẵn, mà các bà, các chị ở Hoài Khao dùng các dụng cụ khác nhau nhúng vào sáp ong rồi in lên mặt vải.
Bà Bàn Thị Liên người xóm Hoài Khao chia sẻ, xưa kia, phụ nữ nơi này còn tự mình dệt vải, nhưng việc này đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, nguyên liệu cũng không còn sẵn như xưa nên chủ yếu vẫn tập trung trao truyền kỹ thuật in hoa văn trên vải bằng sáp ong. Bà Liên bảo, sáp ong có nhiều loại, nhưng để in hoa văn trên trang phục váy áo của dân tộc Dao Tiền thì sáp ong Khoái là loại tốt nhất.
Sáp ong được cho vào một đĩa men sâu lòng, đặt trên than hoa vừa để sáp nóng chảy, vừa để giữ độ loãng cần thiết của sáp. Độ loãng được chính những người in cảm nhận sao cho vừa đủ để "ăn vải", nếu loãng quá khi in hoa văn sẽ mất đi sự sắc nét.
Phải mất đến 6 tháng để có thể hoàn thành một bộ trang phục truyền thống của người phụ nữ Dao Tiền theo lối thủ công.
Tuy kỹ thuật chấm sáp ong trên vải không quá phức tạp, nhưng để có được độ sắc nét, không nhòe, đều mịn, người in vải lại phải có được sự kiên nhẫn cũng như hoa tay. Chính vì điều đó nên thường chỉ có phụ nữ Dao Tiền mới đảm nhận việc in vải sáp ong, còn đàn ông sẽ đóng vai trò chính trong việc thu hoạch sáp ong.
Khi in lên vải xong, chờ sáp ong khô thì đem nhuộm chàm nhiều lần (từ 15- 20 lần), cứ ngày đem phơi nắng, đêm ngâm chàm. Tấm vải khi ngâm phải luôn ngập nước chàm, dùng chân đạp kỹ cho vải thấm đều màu chàm để không bị loang lổ. Sau khi nhuộm được màu chàm như ý, tấm vải sẽ được nhúng vào nước sôi, lúc này sáp ong bị nóng sẽ tan ra và hiện lên các hoa văn trên nền chàm.
Nét đẹp bắt nguồn từ sự đoàn kết cộng đồng
Ở xóm Hoài Khao có 2 điểm ong khoái về làm tổ là khu rừng Chán Vềnh và Tà Lạt. Những khu rừng này được người dân nơi đây bảo vệ nghiêm ngặt, không cho phép ai được chặt cây, phá rừng, đuổi ong để lấy mật… Cũng nhờ đó mà những khu rừng nơi đây vẫn giữ nguyên được vẻ hoang sơ từ hàng trăm năm trước.
Đến mùa ong tự bỏ đi, cả làng mới chọn ngày đẹp, mời thầy làm lễ cúng thần rừng, thần ong xin phép được thu hoạch tổ ong để nấu sáp phục vụ nghề in hoa văn trên trang phục truyền thống.
Lễ cúng thần rừng, thần ong được tổ chức ở cả hai hang ong Chán Vềnh và Tà Lạc. Mâm lễ gồm có ba con gà luộc, ba chén rượu, thắp một bó hương, đốt một chút giấy tiền. Sau khi phần lễ được hoàn tất, những người trong nhóm thu hoạch tổ ong khoái (chủ yếu là nam giới) mới bắt đầu tiến hành khai thác.
Những tổ ong treo mình trên vách núi khá cao, để có thể lấy được người dân đã tự làm những chiếc thang từ cây tre, cột chắc chắn bằng dây thừng và dây rừng cùng một chiếc sào, ở đầu sào được gắn một con dao gỗ để chọc xác tổ ong.
Cả xóm sẽ chia ra làm nhiều tổ khác nhau, mỗi tổ đảm nhận một nhiệm vụ, được đổi luân phiên sau mỗi năm. Tổ lên rừng lấy củi, tổ thì nấu ăn, tổ lên rừng khai thác ong khoái, tổ khác sẽ nấu sáp ong...
Sau bữa cơm chung, bà con xóm Hoài Khao lại bắt tay vào công đoạn nấu sáp ong. Bên bếp lửa bập bùng, mọi người cùng nhau nhặt từng vỉa tổ ong Khoái cho vào 2 chảo trên bếp và đổ nước vào để nấu. Nước sôi, sáp ong nguyên chất tan dần khỏi vỉa tổ, hòa vào nước đang sôi, nhìn loang loáng như vết dầu loang trên mặt nước.
Gặp nước nóng, sáp ong tan chảy ra, nhưng vẫn còn sáp ong sót lại trong những vỉa tổ ong. Vì vậy, bà con đã chuẩn bị sẵn những cái giỏ đan bằng tre nứa đựng những vỉa tổ ong còn sáp ép lấy phần sáp ong còn lại. Sau khi ép sáp ong xuống chảo, bà con đổ nước lạnh để sáp ong kết tinh dần tạo thành từng vỉa vàng óng nổi trên mặt nước. Tiếp tục dùng rổ vớt sáp ong nguyên chất, bóp cho ra hết nước còn lại rồi cho vào bao tải. Công việc được tiến hành liên tục, các tổ thay phiên nhau, mỗi người một việc, người đun lửa, người ép sáp ong.
Công đoạn cuối cùng là cô sáp ong thành khối nguyên chất. Lúc này, những vỉa sáp ong đã vớt lên một lần nữa được rửa sạch, loại bỏ hết tạp chất mới được cho vào chảo cô lại, đảm bảo tinh khiết để dùng dần.
Công việc nấu sáp ong không quá cầu kỳ, nhưng đòi hỏi tinh thần nhẫn nại, đôi tay khéo léo và giàu kinh nghiệm. Kỹ thuật đun lửa ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sáp ong, do vậy phải biết điều chỉnh lửa phù hợp, không để lửa cháy quá to hoặc quá nhỏ.
Khi những mẻ sáp ong đã được cô lại, phải để nguội mới lấy ra để chia đều cho các hộ gia đình trong xóm. Và truyền thống bảo vệ hang ong, khai thác, nấu và chia sáp ong cho các hộ được người dân Hoài Khao duy trì hàng trăm năm nay.
Ngày nay, nét đẹp truyền thống này đã trở thành một điểm nhấn văn hoá đặc sắc thu hút du khách tại Làng Du lịch Cộng đồng Hoài Khao và hang ong trở thành một điểm đến không thể thiếu trên cung đường núi săn mây từ xã Quang Thành sang xã Thành Công - nơi còn lưu giữ những ngôi nhà trình tường truyền thống của người Dao.
Theo Vietnam Traveller
Số tạp chí: 1025-05/2022
Tác giả: Nguyễn Thị Chung
TIN LIÊN QUAN
Du lịch Kerala - một trong những điểm đến hàng đầu ở Ấn Độ
Du lịch Kerala - một bang nằm dọc theo bờ biển nhiệt đới Malabar của Ấn Độ. Nơi đây, sẽ là điểm đến tuyệt vời cho những ai yêu thích khám phá thiên nhiên.
Check in Hang Múa - Thắng cảnh “vạn người mê” tại mảnh đất Ninh Bình
Đến Ninh Bình du khách đừng quên check in Hang Múa, đây là một trong những địa điểm du lịch tâm linh đẹp, thích hợp cho những ai muốn tìm về chốn an yên.
Gợi ý những địa điểm du lịch mới ở Bangkok cho chuyến đi cuối năm của bạn
Nếu dịp cuối năm bạn muốn có một chuyến đi có nhiều trải nghiệm, được thoải mái thư giãn thì hãy tham khảo một số địa điểm du lịch mới ở Bangkok dưới đây.
Du lịch Hòn Yến để thoả sức ngắm san hô mà không cần lặn biển
Những rặng san hô tự nhiên với nhiều màu sắc và hình thù lạ mắt tạo nên vẻ đẹp tại Hòn Yến khi thủy triều rút. Đây là điểm thu hút khách du lịch tại Phú Yên.
Sông Nho Quế - Vẻ đẹp ngược thời gian nơi cao nguyên đá
Sông Nho Quế từ cao nhìn xuống như một sợi chỉ xanh biếc, ẩn giữa đại ngàn hùng vĩ miền Đông Bắc, là điểm du lịch thu hút nhiều du khách tham quan, khám phá.
Những địa điểm vui chơi Noel ở TP Hồ Chí Minh tha hồ “lượn lờ”, check in
Nếu bạn đang băn khoăn không biết Giáng sinh năm nay chơi ở đâu, thì hãy note ngay lại những địa điểm vui chơi Noel ở TP Hồ Chí Minh siêu hay ho dưới đây.
Những địa điểm du lịch Myanmar tuyệt đẹp nhưng ít người biết đến
Du lịch Myanmar với những điểm đến ít người biết đến bạn sẽ khám phá được nhiều điểm mới lạ, những nét độc đáo mà sẽ không tìm thấy ở những thành phố lớn.
Thác Tà Gụ Khánh Sơn – Điểm du lịch “bỏ phố về rừng” cực HOT
Đến thác Tà Gụ Khánh Sơn, du khách sẽ thấy nơi đây mây mù giăng lối, nước cháy róc rách tựa chốn bồng lai, mang một nét đẹp hoang sơ trầm mặc đến khó tả.
Xác tàu bỏ hoang bỗng trở thành một rừng nổi giữa biển
Cây mọc lên từ xác tàu bỏ hoang đã biến chúng trở thành một rừng nổi giữa biển. Khung cảnh tựa như một tác phẩm nghệ thuật đã thu hút nhiều du khách.
Quỳnh Anh Shyn du lịch Phuket khoe body “cực cháy” trên bãi biển
Nhân dịp sinh nhật tuổi 26, Quỳnh Anh Shyn du lịch Phuket quẩy hết mình bên hội bạn thân thiết. Cô nàng còn khoe dáng đầy quyến rũ bên bãi biển nổi tiếng của Thái Lan.
Khám phá mạch nước phun Fly Geyser kỳ ảo ở Mỹ
Mạch nước phun Fly Geyser là một trong những điểm du lịch nổi tiếng ở Mỹ được ít người biết đến. Quang cảnh nơi này khiến người ta liên tưởng tới một hành tinh khác.
Cầu Vàng Đà Nẵng - Vẻ đẹp chốn bồng lai tiên cảnh
Cầu Vàng Đà Nẵng được xem như một tuyệt tác kiến trúc đương đại. Chiếc cầu giống dải lụa được nâng đỡ trên đôi bàn tay có phần “rêu phong” của một vị thần xuyên ra từ trong lòng núi.
Đắm mình trong làn nước xanh biếc của suối Lê nin
Nước suối Lê nin trong xanh và sạch đến mức bạn có thể nhìn rõ từng đàn cá bơi lội bên dưới. Đây đã trở thành điểm đến thu hút giới trẻ.
Chiêm ngưỡng kiến trúc những cây cầu bắc qua sông Hồng - Hà Nội
Bên cạnh những cây cầu đã kết nối giao thông qua sông Hồng lâu nay, Hà Nội cũng đang chuẩn bị triển khai xây dựng những cây cầu mới.
Check-in Bàu Trắng - 'tiểu hoang mạc Sahara' ở Việt Nam
Để trải nghiệm những điều mới mẻ, tuyệt vời ngay tại Việt Nam, bạn có thể ghé check-in Bàu Trắng, vốn là tiểu hoang mạc Sahara thú vị, cực kỳ nổi tiếng.
Độc đáo hòn đảo Luzon xếp chồng lên nhau theo kiểu búp bê Nga
Hòn đảo Luzon được nhiều du khách biết đến bởi vị trí địa lý độc đáo, nơi đây các hòn đảo xếp chồng chất lên nhau theo kiểu búp bê Nga matryoshka.
Các khu chợ Giáng sinh nổi tiếng thế giới chìm đắm trong “thiên đường ánh sáng”
Dưới đây là các khu chợ Giáng sinh nổi tiếng trên thế giới với ánh đèn rực rỡ và những gian hàng đậm chất lễ hội, đang chờ đón du khách tham quan, mua sắm.
Dạo một vòng khám phá các điểm đón Giáng sinh ở Ý tuyệt đẹp
Dưới đây là một số những điểm đón Giáng sinh ở Ý đang được thắp đèn sáng lung linh, tưng bừng không khí lễ hội, cùng vô vàn món ăn ngon mà bạn nên khám phá.
Chiêm ngưỡng hai khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa và Kon Hà Nừng
Hai khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa và Cao nguyên Kon Hà Nừng của Việt Nam sở hữu vẻ đẹp nguyên sinh với hệ sinh thái đa dạng và cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ.